CÂY ĐÀO TIÊN

  • Liên hệ

1 – Giới Thiệu:

Cây giống đào tiên còn có tên gọi là quả trường sinh, tên khoa học là Crescentia cujete Lin thuộc họ núc nác (bignoniacae). Đào tiên có thân gỗ, cao từ 7 - 10 m, lá mọc hình tán, xanh tươi quanh năm. Hoa mọc đơn độc ngay trên thân hay cành cây, có mùi hơi khó chịu. Quả đào tiên hình cầu, đường kính 6 - 12 cm, trông gần giống với trái bưởi “da xanh”, vỏ trái cứng và bóng, cơm màu trắng, vị chua chua, có nhiều hạt dẹp, nhỏ cũng màu trắng. Theo các thầy thuốc, trong thịt của quả đào tiên có một số acid hữu cơ (acid citric, acid clorogenic, acid creosentic...). Quả đào tiên để chữa các bệnh như: Nhuận trường, tẩy xổ, bằng cách dùng ruột quả đào tiên làm mứt dẻo, ngày dùng 3 lần, mỗi lần chừng 10 gr sau bữa ăn. Làm thuốc trị tình trạng ăn uống kém, mất ngủ và dùng làm thuốc bổ bằng cách: Hái quả đào tiên để từ quả có vỏ màu xanh chuyển sang màu đen, mổ lấy phần thịt bên trong (cũng màu đen) để ngâm rượu sau 10 ngày là có thể lấy ra dùng được.

2 – Tiêu Chuẩn Chọn Giống:

Chọn cây giống khỏe mạnh, không sau bệnh, cây chiết hoặc cây ghép có mầm cao khoảng 20-40cm.

3 – Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Thời gian phù hợp trồng cây: vào tháng 1, tháng 2 là thích hợp nhất bởi đây là thời điểm ấm áp và độ ẩm trong đất cao, cây dễ dàng thích nghi với điều kiện tự nhiên. Những năm đầu cây còn yếu nên cung cấp đủ độ ẩm và dinh dưỡng sẽ giúp cấy sớm ra quả và cho sản lượng cao hơn. Mât độ trồng: tuỳ thuộc vào chất đất và khả năng thâm canh. + Đất trồng bằng (phù sa): 6m x 7m + Đất vườn, đồi núi (sỏi đá): 4m x6m

4 – Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

Đất trồng: Đất phải có tầng canh tác dầy ít nhất là 0,6 m, thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình. Đất tơi xốp, thông thoáng, thoát nước tốt, có hàm lượng hữu cơ cao. Đào hố : + Đất phù sa hố đào (60cm x 60cm x 60cm) nếu nền đất thấp trũng khó thoát nước có thể đắp ụ hoăc lên luống cao. + Đất đồi hố đào 80cm x 80cm x 80cm trồng theo kiểu lanh sấu (so le)

5 – Phân Bón Lót:

Bón cho mỗi hố tuỳ thuộc vào độ phì nhiêu của đất. Phần đất mặt được trộn đều với phân và cho xuống đáy hố phần đất còn lại để trên mặt hố, gốc cao hơn mặt vườn từ 10_20cm (việc đào hố, bón lót phải được tiến hành trước khi trồng từ 1 - 2 tháng).

6 – Kỹ Thuật Trồng Cây Đào Tiên:

Rạch bỏ bầu nilông, đặt cây vào hố lấp đất ngập bầu khoảng 2_3 cm. Nèn chặt đất xung quanh bầu , tạo mặt lõm từ 3_5cm xung quanh gốc để tưới. Khi xuống giống nên tỉa bớt lá. Cây giống khi trồng nên đặt thẳng đối với cây có nhánh phân bố đều. Đặt nghiêng đối với cây chiết ít nhánh, giúp các đọt bên mọc lên để tạo tán.

7 – Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Đào Tiên:

7.1 – Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

7.2 – Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

Thường xuyên cắt bỏ những cành khô, sâu bệnh, cành vượt.

7.3 – Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Đào Tiên:

Cây được bốn tháng tuổi, thời gian ra hoa đến khi kết quả. Do vậy cần bón lượng phân bón cân đối và có đủ hàm lượng dinh dưỡng với cây Đào Tiên phân chuồng ủ mục đem bón rất tốt cho cây giúp cây có năng xuất cao, mỗi một vụ một gốc cây 4-5 tuổi nên bón 40-50 kg phân chuồng đã ủ. Khi thu hoạch quả Đào Tiên có khối lượng từ 1-1,5kg. Bên cạnh đó loại cây này cần có độ ẩm cao nếu thiếu độ ẩm dưỡng chất trong cây không đạt yêu cầu, kết hợp duy trì độ ẩm tốt sẽ giúp cây cho quả đều góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.

8 – Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Đào Tiên:

- Bệnh thối gốc, chảy mủ: Gây chảy mủ trên gốc, thân, cành phần lớn do nấm Phythopthora spp. Đừng để úng nước, phun Aliette 2,5%, Ridomil 2%. - Bệnh loét: Triệu chứng gây hại là có vết lõm sâu, lan nhanh do sâu vẽ bùa. Phòng trừ bằng cách vệ sinh vườn, trừ sâu vẽ bùa, khi hoa đậu trái phun thành phần vôi 1%, làm 3 lần, cách nhau 10 – 15 ngày. - Sâu vẽ bùa (Phylloenis citrella): Sâu non đục vào lá gây nên những đường ngoằn ngoèo, thường đi chung với bệnh loét gây nên. Phòng trừ bằng cách phun thuốc sớm ngay từ giai đoạn lá còn non. - Bọ xít xanh hại quả (phynchocoris humeralis): Bọ xít chích hút nước quả, làm quả chai sần và rụng. Nên phòng trừ, cấy các ổ kiến vàng vào thân cây, sử dụng Trebon và Applau – Mip. - Sâu đục thân cành: Phòng trừ bằng cách cắt bỏ các cành bị hại nặng trước lúc sâu lột xác thành con trưởng thành, chích thuốc trừ sâu vào lỗ đục (có thể rải ít basudin), dùng móc sắt bắt sâu. - Kết hợp trồng xen với cây ổi để xua đổi Rầy chổng cánh (một loại côn trùng môi giới truyền bệnh vàng lá greening).

9 – Thu Hoạch và Bảo Quản:

Dùng kéo sắc cắt cuống, xếp vào thùng nhựa mang vào để chỗ mát cho vào túi lưới, mỗi túi 1 trái để giữ trái tươi màu. Mỗi một cân quả sau khi sơ chế bán ra ngoài thị trường từ 450 – 500 nghìn.

10 – Kinh nghiệm và Thị Trường:

- Chế siro trị viêm họng, ho: Lấy lớp cơm chua của quả đào tiên điều chế thành siro chữa ho, viêm họng. - Chế thuốc khỏe cho cơ thể: Thường xuyên ăn quả đào tiên chín hằng ngày. Vì theo một số tài liệu cũng có nói rằng quả đào tiên có tác dụng tăng cường tuổi thọ, trị được suy nhược cơ thể, dưỡng sinh lực và điều hòa được kinh lạc... - Chế thuốc nhuận tràng, chống táo bón: Lấy cơm quả đào tiên còn chưa chín kết với một số vị thuốc khác điều chế thành thuốc tẩy hay làm thuốc nhuận tràng, chống táo bón. - Chế thuốc tẩy độc: Lấy cơm quả đào tiên 600g, rượu gạo 500ml, ngâm cơm quả đào tiên cất đi để làm thuốc tẩy độc ở đường tiêu hóa. - Chế rượu thuốc khai vị: Lấy cơm của quả đào tiên 100g cho vào 500ml rượu gạo ngâm trong 7 - 10 ngày. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 30ml vào trước bữa ăn, giúp ăn ngon miệng, tốt cho tiêu hóa.

Sản phẩm khác

0989.637.216

https://zalo.me/0989.637.216
0989.637.216