Cây Giống Trầm Hương (dó bầu)

  • Liên hệ

Cây Trầm Hương giống – Giống cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế vô cùng lớn

Cây Dó Bầu (Trầm Hương) là một loại cây gỗ quý; có giá trị kinh tế cao khi tạo nên rất nhiều sản phẩm chất lượng. Phổ biến và quen thuộc nhất là các sản phẩm tinh dầu Trầm Hương, nhang Trầm Hương; vòng tay Trầm Hương… Giá trị kinh tế của Dó Bầu tạo Trầm Hương có thể lên tới hàng trăm triệu đồng; thậm chí là hàng tỷ đồng. Sức hút về lợi ích kinh tế của Dó Bầu ngày càng lớn; khi mà nhu cầu về Trầm Hương ở thị trường trong nước cũng như trên thế giới ngày càng cao.

Đặc điểm nổi bật của cây trầm hương giống

Nhắc đến gỗ Trầm Hương chắc hẳn ai cũng biết đây là loại gỗ quý hiếm và rất được ưa chuộng. Vậy cây Trầm Hương – loài cây lấy gỗ Trầm Hương có những đặc điểm hình thái và sinh thái như thế nào?

Đặc điểm hình thái

Đặc điểm cây giống trầm hương để nhận biết loại cây này như sau:

– Thân cây trầm hương: cao tối đa lên tới 30-40m, phổ biến nhất là 15-25m. Dó Bầu có thân gỗ lớn, đường kính thân 60cm. Vỏ thân màu xám, dễ dàng tách ra khỏi thân. Thịt gỗ Dó Bầu màu vàng nhạt, chất gỗ mềm.

– Lá cây trầm hương: hình bầu dục, ngọn giáo hoặc hình quả trứng. Các lá mọc so le nhau, phiến lá rộng 4-6cm, dài 8-15cm. Mặt trên lá nhẵn bóng, màu xanh đậm; mặt dưới lá có lông mềm, xanh nhạt hơn.

– Hoa và quả trầm hương: hoa màu trắng, mọc thành chùm ở nách lá, đài hoa có lông. Quả gần giống hình quả lê nhưng dẹp hơn, dài khoảng 4cm, rộng 3cm và dày khoảng 2cm; khi chín sẽ tự tách thành 2 mảnh.

– Hạt cây trầm hương: khi chín có màu nâu, trong hạt chứa nhiều dầu. Nếu hạt tự rụng xuống đất trong tự nhiên, gặp độ ẩm thích hợp có thể nảy mầm rất nhanh. Trường hợp trữ hạt càng lâu thì càng khó nảy mầm.

Đặc tính sinh thái

Cây Trầm Hương thuộc giống cây trồng có tốc độ sinh trưởng khá chậm. Lúc cây còn nhỏ, việc phát triển chiều cao diễn ra khá lâu. Tuy nhiên, cây trưởng thành lại có chiều cao đến 20m nếu được chăm sóc tốt và trồng đúng vùng đất.

Cây trầm hương thường được trồng ở đâu?

Cây Trầm Hương rất thích hợp trồng ở vùng đất feralit. Giống cây này xuất hiện rộng rãi ở các vùng có rừng nguyên hoặc thứ sinh. Những năm gần đây, cây Trầm Hương mới được nhân giống rộng rãi ở các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Dó Bầu có tên khoa học là Aquilaria Crassna Pierre; là loại cây trồng để sản xuất Trầm Hương nên tên gọi luôn gắn liền với sản phẩm này. Ở Việt Nam có thể thấy cây Dó Bầu trồng ở nhiều tỉnh thành từ Bắc vào Nam. Dễ thấy nhất là ở các địa bàn theo chiều dài của dãy Trường Sơn. 

Giá trị kinh tế của cây Trầm Hương

Trầm Hương là một loài cây gỗ quý và có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, tài nguyên rừng trồng Tràm Hương đang cạn dần, do đó, việc phát triển và nhân giống loài cây này rất được khuyến khích.

Việc trồng cây Trầm Hương sẽ giúp tăng trưởng kinh tế gia đình, địa phương nhằm tạo nguồn để sản xuất các sản phẩm đồ thủ công mỹ nghệ chất lượng cao. Ngoài ra, các rừng trồng Tràm Hương còn giúp điều hòa khí hậu, cải thiện môi trường sống cho nhiều loài sinh vật.

Công dụng của cây Trầm Hương (Dó Bầu)

Cây Trầm Hương luôn được coi là một nguồn tài nguyên rừng quý hiếm. Những công dụng hữu ích của cây Trầm Hương có thể kể đến như:

Sản xuất ra các sản phẩm bằng Trầm Hương

Cây Dó Bầu sau khi trồng được 2-3 năm là có thể thu hoạch Trầm. Trầm là phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm nhất của Dó Bầu; được ứng dụng để chiết xuất tinh dầu Trầm Hương có mùi thơm đặc biệt. Ngoài ra, Trầm còn dùng để sản xuất hương nhang, vòng tay, đồ vật phong thủy… Tinh dầu Trầm Hương có giá bán cực kỳ đắt đỏ, từ 80 triệu đồng/lít đến 200 triệu đồng/lít.

Ứng dụng trong sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ

Gỗ Trầm Hương không chỉ tỏa ra mùi hương độc đáo mà còn có độ bền tốt; dễ dàng chế tác nên nhiều đồ thủ công mỹ nghệ tinh xảo. Đặc tính của Trầm Hương rất phù hợp làm đồ thờ tự chốn tâm linh. Trồng Cây Dó Bầu Trầm Hương mang đến giá trị kinh tế cao cho mục đích lấy gỗ. Một ha Dó Bầu có thể thu hoạch được 35-40 tấn gỗ, doanh thu có thể đạt 400 triệu đồng.

Mang đến nhiều tác dụng cho sức khỏe

Hương thơm của cây Dó Bầu (Trầm Hương) rất tốt cho tinh thần; mang đến sự thư thái và thoải mái, giải tỏa căng thẳng. Vì vậy mà tinh dầu Trầm Hương được ưa chuộng sử dụng để làm sạch không khí. Ngoài ra, Trầm Hương còn dùng để đun nước uống, bài chế thuốc xoa bóp. Hoặc kết hợp Trầm Hương với dược liệu khác để điều trị hen suyễn, đau dạ dày, bệnh tiêu hóa…

Kỹ thuật trồng cây trầm hương giống

Với giá trị kinh tế cao, cây Trầm Hương được khuyến khích nhân giống rộng rãi. CÂY GIỐNG HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP chia sẻ cùng các bạn kỹ thuật trồng cây Trầm Hương giống giúp mang lại hiệu quả cao nhất.

Chọn hạt giống Trầm Hương

Chọn hạt giống cây trầm hương để ươm mầm làm giống từ cây mẹ khỏe mạnh, phát triển tốt. Là cây trên 15 năm tuổi nếu trồng tập trung hoặc phân tán; trên 20 năm tuổi nếu cây mọc trong rừng tự nhiên thiếu ánh sáng.

Chọn những quả Dó Bầu chín muồi, chín tự nhiên với độ tách hạt khỏi quả khoảng 10-15%. Đựng quả vào bao tải hoặc phủ kín để ủ trong 2-3 ngày, sau đó bóc lấy hạt. Bảo quản hạt ở nhiệt độ 6-8◦C để giữ hạt trong 25-30 ngày. Hoặc bảo quản bằng cát ẩm để giữ hạt trong 12-15 ngày.

Thời vụ và mật độ trồng

Cây Trầm Hương từ 5 tuổi trở lên mới bắt đầu ra hoa, kết trái. Cây có thể trồng vào bất kỳ vụ mùa nào trong năm. Sau khoảng 5 năm, cây Trầm Hương sẽ ra hoa vào khoảng tháng 3-5 âm lịch và cho quả vào giai đoạn cuối tháng 5.

Mật độ trồng cây trầm hương là cách hàng 5m, khoảng cách giữa các hạt là 4m hoặc 3×3 m, 3×6 m.

Làm đất và đào hố

Đào hố 25 x 25 x 25 (cm), mặt bầu cách mặt đất 5cm. Sau khi trồng 20 ngày chúng ta cần bón phân urê 1 muỗng cafe/ gốc để cây Trầm Hương sinh trưởng tốt.

Kỹ thuật trồng

Gieo hạt Dó Bầu cách hàng 10cm, khoảng cách giữa các hạt là 2cm. Phủ lên trên hạt một lớp đất mỏng khoảng 1cm; tưới nước 1 lần/ngày nếu có mái che. Sau 6 tháng ươm mầm, cây con sinh trường tốt, khỏe mạnh thì có thể mang ra trồng. 

Hướng dẫn chăm sóc cây Trầm Hương đúng cách

Với những loại cây có giá trị kinh tế cao như Trầm Hương, chúng ta cần biết chăm sóc đúng cách để khai thác hiệu quả nhất. Các bước chăm sóc cụ thể như sau:

Tưới nước

Thường xuyên tưới nước để giữ ẩm cho cây trầm hương giống sau khi trồng. Những cây dưới 2 năm tuổi cần tưới nước 2 lần/tháng; cây 2 năm tuổi chỉ cần tưới nước 1 lần/tháng. Với cây đã trên 3 năm tuổi thì không cần tưới nước. 

Cắt tỉa, tạo hình

Tiến hành làm cỏ cho cây 2 lần/năm, vào tháng 1-2 và tháng 8-9; xới gốc cây 2-3 lần/năm. Khi cây được 2 năm tuổi thì cần tỉa nhánh, giữ lại 15-20 nhánh chính mọc từ thân. Thực hiện tỉa nhánh định kỳ 4 lần/năm theo từng quý.

Tạo trầm

Cây Trầm Hương có thể tự tạo trầm tự nhiên do ảnh hướng của gió bão hoặc bom đạn. Bên cạnh đó, nếu muốn tự tạo trầm cho cây bạn cũng có thể làm như sau:

– Sử dụng khoan để khoan vào thân cây 2-3 lỗ, mỗi lỗ cách nhau khoảng 2-3cm (tùy thuộc vào độ lớn của cây mà chọn độ sâu mũi khoan phù hợp).

– Tại chỗ lỗ khoan cho dung dịch hóa chất chuyên dụng vào, sau một thời gian thịt cây bị thối rữa và tạo ra một lớp viền màu đen (trầm).

Bón phân

Được khoảng 20 ngày thì bón phân Ure theo liều lượng 1 muỗng cafe/gốc. Sau 1-2 tháng, kiểm tra khả năng sống của cây để thay mới những cây bị chết.

Phòng ngừa và diệt trừ sâu bệnh

Cần thiết theo dõi khả năng sinh trưởng của cây, phòng trừ sâu bệnh kịp thời.

Phòng trừ cỏ dại cho cây Trầm Hương bằng cách phủ gốc bằng cỏ, cây phân xanh,… Đồng thời, xới phá váng gốc cây sau mỗi trận mưa to (2-3 lần/năm).

Mua cây trầm hương giống ở đâu chất lượng?

Quý vị có nhu cầu mua cây giống trầm hương hãy liên hệ tới CÂY GIỐNG HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP  cam kết cung cấp cây trầm hương giống chuẩn; tuyển chọn từ cây mẹ chất lượng nhất, kỹ thuật ươm và gieo trồng tốt nhất.

Cây giống Dó Bầu được kiểm tra kỹ càng trước khi vận chuyển bàn giao đến khách hàng. Với nguồn cây giống khỏe mạnh; sức đề kháng tốt nên tỷ lệ sống của Dó Bầu có thể lên tới 98%. Mọi thông tin chi tiết về cây Dó Bầu Trầm Hương; quý vị hãy liên hệ tới Caygiong4s để được tư vấn.

0989.637.216

https://zalo.me/0989.637.216
0989.637.216