Vải không hạt cây giống
-
Liên hệ
Đặc điểm giống vải không hạt
Giống vải này có hình dáng cây và lá không khác gì các giống vải thường. Vẫn với chiều cao trung bình 4m với tán lá vươn rộng lá màu xanh đậm thuôn dài. Qủa của vải không hạt khi chín có màu đỏ rực rỡ và cũng to ngang như các loại vải thiều nên nhìn bề ngoài rất dễ nhầm lẫn. Tuy nhiên bất ngờ nằm ở bên trong quả. Đúng như cái tên, trái vải không hạt nên phần thịt sẽ chiếm hầu như toàn bộ bên trong ruột. Điểm thích thú nhất cũng chính là cảm giác cắn vào thịt quả mà không phải cắn phải vị đắng của hạt bên trong.
Cũng vì không có hạt nên năng suất giống vải này khi trồng dự đoán cũng tăng lên theo. Và thực tế giá bán cao nên giá trị kinh tế của vải không hạt tăng khoảng 20% so với giống vải hiện nay. Chính vì thế mà hiện nay giống vải đặc biệtnày đang ngày càng được trồng nhân rộng để phát triển kinh tế cao cho bà con nông dân tại nhiều địa phương.
Yêu cầu về điều kiện sinh thái
1. Yêu cầu về nhiệt độ
Nhiệt độ là nhân tố đi đầu và tác động mạnh đến sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực của cây vải. Được biết cây vải không hạt sinh trưởng tốt ở những vùng có nhiệt độ bình quân năm từ 21 – 25oC.
Nhiệt độ còn ảnh hưởng tới tỷ lệ đực cái của hoa vải. Quan hệ giữa nhiệt độ bình quân ngày của tháng 1 – 2 và tỷ lệ phần trăm hoa cái trong năm có mối tương quan tỉ lệ nghịch, với R = – 0,86 có nghĩa là nhiệt độ càng thấp thì tỷ lệ hoa cái càng cao.
Ngoài ra, nhiệt độ còn gây chút ảnh hưởng tới thời kỳ nở hoa và sự phát triển của quả. Nhiệt độ bình quân hữu hiệu càng cao thì quả sinh trưởng phát triển càng nhanh, ngược lại, nhiệt độ thấp thì sinh trưởng của quả sẽ càng chậm. Bởi nhiệt độ là một trong những nhân tố khí hậu chính không điều khiển được bởi con người, nó quyết định diện tích trồng trọt và ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất cây trồng .
2. Mưa và độ ẩm
Những tháng mùa hè và mùa thu là thời gian cây vải sinh trưởng mạnh và yêu cầu lượng nước lớn. Những tháng mùa đông, mưa nhiều, vải dễ phát lộc đông, không thuận lợi cho phân hoá mầm hoa. Trong giai đoạn phân hoá mầm hoa, đủ nước thì tổng số hoa / chùm và số hoa đực / chùm giảm nhưng số hoa cái không bị ảnh hưởng nhiều nên tỷ lệ hoa cái tăng. Mưa nhiều trong thời gian hoa đang nở dẫn đến làm thối hoa, tỷ lệ đậu quả rất thấp có thể dẫn đến mất mùa.
3. Ánh sáng
Cây vải cần ánh sáng chiếu quanh năm đặc biệt là thời kỳ sinh trưởng, phân hoá mầm hoa, hoa nở và quả phát triển. Tổng số giờ chiếu sáng / năm từ 1.800 giờ trở lên là vô cùng thích hợp đối với cây vải. Ánh sáng đầy đủ giúp cho quá trình quang hợp và đồng hoá các chất được diễn ra thuận lợi giúp tăng tích luỹ chất dinh dưỡng, khả năng sinh trưởng và phân hoá mầm hoa cũng như ra hoa đậu quả tốt, số giờ chiếu sáng nhiều thì lượng hoa cái bình quân trên chùm tăng lên tương ứng.
4. Đất.
Cây vải thích nghi trên nhiều loại đất. Các loại đất như đất đỏ, đất vàng, đất cát pha, đất phù sa, đất thịt… cây vải đều có thể sinh trưởng và cho kết quả tốt. Rễ vải cộng sinh với nấm rễ, ưa đất có độ chua nhẹ.
Đặc điểm cây giống vải không hạt
– Cây giống được ươm trồng trực tiếp tại vườn ươm được 4 tháng.
– Cây trồng trong bầu ( rễ chui ra khỏi bầu ươm ).
– Chiều cao cây giống 20 – 25 cm.
– Cây giống khoẻ mạnh lá xanh tốt đủ tiêu chuẩn xuất vườn.
Kỹ thuật trồng cây vải không hạt
1. Chọn giống
Hiện nay giống vải không hạt được nhân giống bằng phương pháp chủ yếu chiết ghép nên cây con giống sẽ giữ được nguồn gen của chính cây mẹ đảm bảo năng suất được ổn định. Gía bán mỗi cây con giống khoảng 20.000 – 40.000 đồng và có bày bán ở nhiều trang trại nhà vườn trên cả nước. Tiến hành chọn những cây giống to khỏe, không sâu bệnh để trồng sẽ đảm bảo cây vải sau này khỏe mạnh cho năng suất cao.
2. Chọn đất
Vải không hạt cũng khá dễ tính nên không yêu cầu quá khắt khe về loại đất trồng. Chỉ cần đảm bảo đất trồng tơi xốp thoát nước tốt và sạch cỏ dại và mầm bệnh là được. Theo kinh nghiệm thì loại đất trồng thích hợp nhất đó chính là đất thịt hoặc trên đất thịt pha cát.
Một số chú ý với đất trồng vải không hạt: Nên trồng cây ở nơi bằng phẳng có độ dốc thấp và nếu đất trũng nên lên luống cho đất để cây được phát triển khỏe mạnh.
3. Thời vụ trồng
Vải không hạt cũng có mùa gieo trồng tương đương với các giống vải khác. Thường thì sẽ trồng vào 2 vụ chính là vụ xuân và vụ thu. Mật độ trồng khoảng 400 cây/ha và khoảng cách giữa các cây trồng là từ 4 – 6m
4. Tưới nước
Cây con giống ở thời kì phát triển cần nhu cầu nước khá cao. Vải không hạt là giống ưa ẩm nên tốt nhất định kì 3 ngày bạn tưới một lần cho cây. Nếu thiếu nước ở giai đoạn sinh trưởng cây sẽ còi cọc chậm lớn. Thời điểm hoa đậu quả nếu thiếu nước thì có thể gặp tình trạng rối loạn quá trình thụ phấn và sẽ khiến cây đậu ít quả.
5. Bón phân cho vải không hạt
Vải không hạt muốn cho năng suất cao thì cần phải bón thêm phân để kích thích cành lá phát triển và kích thích cây ra hoa được sớm và đồng đều.
Thời kì bón thúc cho cây năm đầu tiên chia làm 3 lần mỗi lần cách nhau 3 tháng. Lượng phân bón sẽ tùy vào dinh dưỡng của đất và tình trạng sức khỏe của cây mà bón cho phù hợp. Nếu bón quá nhiều cây có thể bị xót mà chết dần.
Lượng phân bón trung bình khoảng 0,5kg phân Đạm, 0,5kg phân Kali và 1kg phân Lân. Bón đều quanh gốc hoặc hòa với nước rồi tưới cho gốc cây.
Đến thời kì cho thu hoạch đều thì căn cứ vào sản lượng thu hoạch vải năm trước để đánh giá lượng dinh dưỡng cây đã lấy đi của đất bao nhiêu mà từ đó lập kế hoạch bón cho phù hợp. Thông thường mỗi năm bón lượng phân bón tăng thêm khoảng 10%.
6. Phòng trừ sâu bệnh
So vải có vị ngọt nên thu hút nhiều loại sâu đến cắn phá chính vì thế mà cần phải phòng ngừa từ trước để không ảnh hưởng đến năng suất cây.
Những loại sâu hại chính của cây là bọ xít non, rệp hại cây và quả non. Để loại trừ những loại bọ này bạn cần phun phòng trừ 2 lần mỗi lần cách nhau 10 ngày bằng các loại thuốc Actara, Trebon.
Đối với một số loại nhện hại cây như nhện đỏ, nhện đen thì có thể dùng thuốc Ortur, Regent, phun khi lộc xuân mới nhú.
7. Thu hoạch và bảo quản vải không hạt
Vải không hạt cho thu hoạch sau 3 năm trồng. Năm đầu tiên thường sẽ ra quả bói đến năm sau nữa sẽ cho ra quả nhiều và đều. Khi quả chín nên thu hái vào sáng sớm lúc trời khô ráo. Nhẹ nhàng thu hái và bảo quản trong thùng xốp rồi vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Vải không hạt tươi có thể được ăn sống hoặc chế biến làm mứt, sáy khô rất ngon.